Bệnh đóng rong ở Tôm

NGUYÊN NHÂN: do nhiều nguyên nhân
-Các vi khuẩn dạng sợi như Leuthrix, Flavobacterium, vi khuẩn Vibrio, Flexibacter;
-Nguyên sinh động vật như Zoothamnium, Epistylis, Vorticella;
-Tảo đơn bào như Nitzschia, tảo lục Enteromorpha, các loài tảo sợi và tảo lam thường được phát hiện trên tôm bệnh. Có thể phát hiện sinh vật sống bám có kích thước lớn bằng kính hiển vi soi toàn bộ cơ thể ấu trùng và hậu ấu trùng hay mang của tôm lớn.

TRIỆU CHỨNG:    
-Tôm sú nuôi bán thâm canh và thâm canh trong điều kiện nước chất lượng kém thường đóng rong trên cơ thể và mang. Tất cả các sinh vật sống bám này thực sự không có khả năng gây bệnh đặc biệt mà chỉ là những sinh vật hội sinh. Sinh vật bám nhiều trên mang làm cản trở hô hấp, trên thâm làm anh hưởng đến lột xác, bắt mồi và di chuyển của tôm. Chỉ một số loài sinh vật sống bám có khả năng tiết ngoại độc tố gây tổn hại một số mô bào cơ thể tôm.
-Triệu chứng gồm mang bị đổi sang màu nâu hay đen, phụ bộ và vỏ bị mờ đục, nếu vỏ có màu xanh chứng tỏ bị tảo bám. Tôm nhiễm nặng có thể bị chết khi lột xác, do đó có thể thấy xác tôm có vỏ rất mềm và sạch. Tôm thường nổi đầu vào sáng sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 24/7
Zalo 24/7
Gọi ngay
0345309023 24/7
Home
error: Content is protected !!